Từ phần mềm chống trộm độc đáo lần ra dấu vết tên cướp
Quá bất ngờ, anh T. không kịp ghi nhớ biển số xe. Sau một hồi trấn tĩnh, anh mới quay trở lại cửa hàng mobiistar nhờ trợ giúp. Tại đây, anh mượn một chiếc laptop để cài đặt phần mềm chống trộm Androidlost vào chiếc điện thoại vừa bị giật mất (Androidlost là của Google nên nó đồng bộ với tài khoản Gmail). Lúc đầu chương trình chưa kích hoạt được do tên cướp tắt nguồn chiếc điện thoại…
Tới khoảng 21 giờ 48 phút, anh T. kích hoạt thành công phần mềm Androidlost. Từ đây anh đã lấy được khá nhiều thông tin về kẻ cướp: Tình trạng của chiếc điện thoại (đã bị thay sim khác), số điện thoại của kẻ cướp. Độc đáo nhất là, nhờ vào camera mặt trước lên đến 3 megapixel (camera chính 12 megapixel) anh đã dùng phần mềm Androidlost chụp lại được khuôn mặt kẻ cướp từ xa một cách rõ nét. "Thông qua Gmail, tôi có thể tương tác với điện thoại của mình dù nó ở bất cứ đâu", anh T. kể lại.
23 giờ 10 cùng ngày, anh T. cùng với một nhân viên cửa hàng mobiistar đến Công an phường 1, Quận 3 trình báo sự việc. Sáng hôm sau, anh thu thập mọi chứng cứ, hình ảnh có được từ chiếc điện thoại bị mất đến giao cho cơ quan công an. Anh T. còn xác định được vị trí của tên cướp thông qua chức năng GPS của Androidlost và cùng với các chiến sĩ đặc nhiệm Công an Quận 3 theo dõi hành tung của chúng. Do chúng di chuyển liên tục nên các chiến sĩ công an cùng với anh T. đã phải bám theo trên nhiều tuyến đường. Sau đó, bọn cướp đi vào nhà thì GPS không còn xác định được vị trí của chúng nữa. Song lại nhờ thế mà các chiến sĩ công an đã xác định được khu vực đối tượng trú ngụ.
Anh L.D.T đang thao tác lại trên máy tính cách cài phần mềm chống trộm Androidlost lên chiếc điện thoại touch Kem 452 của anh bị cướp giật.
Thông qua cảnh sát khu vực, các chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm đã xác định được danh tính, gia đình, địa chỉ trú ngụ của tên cướp. Anh T. tiếp tục theo dõi động tĩnh của chúng qua phần mềm chống trộm và cũng nhờ tiện ích này anh còn chụp thêm được hình ảnh tên nữ quái ngồi phía sau xe cướp.
Chiều ngày 5.1, lực lượng đặc nhiệm Công an Quận 3 đã truy bắt được hai đối tượng cướp giật. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, đến ngày 8.1.2013, Công an Quận 3 đã giao trả lại tài sản bị cướp là chiếc ĐTDĐ touch Kem 452 lại cho khổ chủ.
Phần mềm + xử lý thông minh + phản ứng nhanh của lực lượng đặc nhiệm = phá án
Theo đại úy Huỳnh Hữu Đức (thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Quận 3), hai đối tượng cướp giật là Nguyễn Văn Hải (tức Bờm, sinh 1996, ngụ đường 3 Tháng 2, Phường 9, Quận 10, TPHCM) và Trần Thị Ngọc Giao (sinh 1992, ngụ đường Hòa Hảo, Phường 4, Quận 10). Hải sống một mình trong căn nhà ở Quận 10 và cặp bồ với Giao. Cũng theo lời đại úy Huỳnh Hữu Đức, ngoài sự chỉ đạo kịp thời của Ban chỉ huy Công an Quận 3, sự phản ứng nhanh của lực lượng đặc nhiệm cùng với công tác quản lý địa bàn chặt chẽ của cảnh sát khu vực, đối tượng cướp giật đã nhanh chóng được nhận diện và bị mời về Công an Phường 9 Quận 10 đấu tranh làm rõ. Trong quá trình ập vào nhà của đối tượng, các chiến sĩ công an đã phát hiện được ngay chiếc ĐTDĐ của nạn nhân đã được đối tượng cướp giật thay Sim khác để dùng.
"Nhờ phần mềm thông minh, cho nên dù đối tượng đã thay sim khác vào điện thoại nhưng nạn nhân vẫn chụp được hình ảnh của đối tượng khi sử dụng máy và thậm chí còn biết đối tượng nhắn tin, gọi điện cho những số thuê bao nào. Đây là điểm rất độc đáo của phần mềm chống trộm Androidlost ", đại úy Huỳnh Hữu Đức cho biết.
Cần nâng cao ý thức sử dụng phần mềm chống trộm
Rất nhiều vụ cướp giật ĐTDĐ trên đường phố đã xảy ra nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên nạn nhân biết tận dụng ưu thế công nghệ phần mềm chống trộm để thu thập thông tin về kẻ cướp và hợp tác với cơ quan công an phá án.
Theo anh Đặng Trường Chinh – nhân viên Phòng sản phẩm Công ty mobiistar (Mobile Star Corporation), đối với người dùng ĐTDĐ chạy hệ điều hành Android, cho dù điện thoại bị đánh cắp, chủ nhân vẫn có thể đăng nhập Google qua tài khoản Gmail trên bất kỳ máy tính nào để cài đặt phần mềm chống trộm Androidlost từ Google Play. Ngay sau khi phần mềm được cài đặt trên điện thoại, nạn nhân có thể gửi lệnh đến ứng dụng trên máy để bật tính năng GPS trên điện thoại bị mất và gửi email đến tài khoản Gmail thông báo vị trí của điện thoại bị mất…
Cũng theo anh Đặng Trường Chinh, touch Kem 452 là dòng điện thoại cao cấp nhất hiện nay của mobiistar chạy hệ điều hành Android 4.0 (Ice Cream Sandwich), có bộ xử lý hai nhân tốc độ 1GHz, màn hình 4.5inch độ phân giải qHD, RAM 1GB…Đặc biệt, dòng máy này được cài đặt sẵn nhiều ứng dụng hữu ích đối với người dùng. Theo anh Chinh, phần mềm Androidlost còn khá mới mẻ với nhiều người dùng ở VN. Việc cài đặt ứng dụng này khá dễ dàng, người dùng chỉ cần một tài khoản Gmail, một máy điện thoại kết nối internet qua Wifi/3G, rồi vào chợ ứng dụng Google Play tải xuống và cài đặt.
"Nếu người dùng biết phát huy các thế mạnh công nghệ trên ĐTDĐ của mình như trường hợp anh L.D.T đã làm, thì chiếc ĐTDĐ sẽ trở thành "trinh sát công nghệ cao" hữu hiệu góp phần phá án", anh Chinh nói. Thế nhưng trên thực tế, đa số khách hàng khi mua điện thoại hay máy tính bảng mới rất ít người quan tâm đến việc cài các phần mềm bảo mật, chống trộm để bảo vệ máy mà chỉ chủ yếu hướng đến những ứng dụng, phần mềm để giải trí…
Post a Comment