Những người dân ở hai xã Đồng Tiến, Hồng Tiến thuộc Yên Bình (Thái Đồng thuận
Nguyên) hẳn khó quên hình ảnh ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Nguyên, đầu đội mũ cối, chân đi ủng ra tận hiện trường để thuyết
phục người dân nhường đất cho dự án Samsung cách đây vài tháng. Họ đã
chấp nhận nhận tiền hỗ trợ để tìm chỗ ở tạm, khi chưa có khu tái định cư
tập trung.
Samsung có vẻ đã đúng khi chọn Thái Nguyên để đầu tư, nơi họ nhận được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền, mở đường cho việc khởi công nhanh chóng cách đây một tuần.
Việc chuẩn bị cho dự án của Samsung, để đi tới việc khởi công nhanh chóng vừa qua mà VnEconomy đã đề cập, ghi nhận sự vào cuộc hết mình của cả hệ thống chính trị Thái Nguyên, trước một "cơ hội lịch sử" để phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Những ưu đãi mà Samsung nhận được là không hề nhỏ. Nhưng, như tường thuật của báo Thái Nguyên, trong phiên họp hồi đầu tháng 3, ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh này đã thống nhất cao về các ưu đãi khi "nhận thức được tầm quan trọng của dự án".
Cụ thể, Samsung sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% mức thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thêm vào đó, dự án còn được giảm 50% mức thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo nữa nếu được Chính phủ cho phép; được miễn thuế xuất nhập khẩu; miễn thuế nhà thầu đối với hình thức nhập khẩu tại chỗ; miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án nếu được Thủ tướng chấp thuận.
Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng cho 100 ha đất, dự kiến khoảng 399 tỷ đồng cho tổ hợp Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình và việc này đang chờ hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Nếu các kế hoạch của Samsung được thực hiện như đã cam kết, ngay trong năm 2014, vị trí của Thái Nguyên trên bảng xếp hạng về xuất khẩu, nộp ngân sách… chắc chắn sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ.
Cũng phải nói thêm là ngay cả khi Samsung đã được cấp phép và khởi công, cho đến cuối tháng 4 tới, hội đồng nhân dân tỉnh này mới họp để "xem xét thông qua nghị quyết về cơ chế ưu đãi cho dự án Samsung". Dĩ nhiên, những người trong cuộc đều hiểu rằng công việc đó dường như chỉ còn là thủ tục.
Ngay sau khi tập đoàn Samsung ký hợp đồng thuê đất tại khu công nghiệp Yên Bình với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình (Yên Bình Corp), UBND tỉnh đã kiến nghị với tập đoàn Samsung để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các gói công việc xây dựng hạ tầng, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ thực hiện dự án.
Nhưng lợi ích trước mắt này rõ ràng không phải là điều mà Thái Nguyên hướng tới. Quan trọng hơn cả vẫn là việc thu hút được một nhà đầu tư lớn với dự án lớn. Nếu các kế hoạch của Samsung được thực hiện như đã cam kết, ngay trong năm 2014, vị trí của Thái Nguyên trên bảng xếp hạng về xuất khẩu, nộp ngân sách… chắc chắn sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ.
Một chi tiết cũng rất đáng chú ý là tuy quy mô vốn của dự án này khá lớn song chi phí đất đai khá khiêm tốn. Theo nguồn tin từ Thái Nguyên, để giải phóng 70 ha đầu tiên trong số 100 ha đất cho dự án này, Thái Nguyên mới chi trả 109 tỷ đồng, tức trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/ha. Hiện chưa rõ phía chủ đầu tư là Yên Bình Corp sẽ chịu trách nhiệm bao nhiêu phần trăm trong chi phí này, cũng như tổng số tiền mà công ty này nhận được từ việc cho Samsung thuê 100 ha mặt bằng.
"Ẩn số" Yên Bình Corp
Khi đầu tư vào Bắc Ninh, Samsung chọn một khu công nghiệp đã đầy đủ hạ tầng và ít nhiều đã có "thương hiệu" là Yên Phong. Tại Thái Nguyên, lựa chọn của Samsung có sự khác biệt đáng kể: chọn một khu công nghiệp mới được thành lập, và hầu như chưa triển khai xây dựng gì.
Khu công nghiệp Yên Bình, một dự án thành phần trong tổ hợp Yên Bình của Yên Bình Corp đón Samsung như là nhà đầu tiên, trong khi chính tổ hợp Yên Bình cũng là dự án đầu tay của Yên Bình Corp.
Có rất ít thông tin về chủ đầu tư này được công bố trước đây, tuy nhiên các cổ đông của công ty lại được giới thiệu là "những tổ chức, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, khả năng kêu gọi đầu tư và rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án bất động sản, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam".
Cổ đông thứ nhất, Công ty Cổ phần An Phú Long, được giới thiệu là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển ý tưởng và tầm nhìn về đầu tư, kinh doanh bất động sản và thu xếp vốn.
Người sáng lập, cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty này đã "có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và quản lý doanh nghiệp, đầu tư, phát triển bất động sản, dệt may, hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp".
Vị này từng là Tổng giám đốc Tổng công ty Agtex 28, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát triển hạ tầng Loteco Long Bình – Đồng Nai; thành viên sáng lập của Ngân hàng Quân đội, Công ty Cổ phần Aqua City (liên doanh với Donacoop VinaCapital), Công ty TNHH Đồng Nai Waterfront City (liên doanh với Donacoop KeppelLand)…
Cổ đông thứ hai, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt, được thành lập tháng 3/2004 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư và tư vấn đầu tư.
Người sáng lập, cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc của công ty được giới thiệu là “đã có kinh nghiệm gần 15 năm (1994 – 2008) tại Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính”.
Ông này phụ trách về lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề chủ yếu: bất động sản (bao gồm cả các khu đô thị), xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, casino … và là chuyên gia xử lý các vấn đề về đất đai, các chính sách đối với các dự án bất động sản của Bộ Tài chính.
Ông cũng là người chủ trì soạn thảo nhiều văn bản về quy chế kinh doanh và hạch toán của Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng, quy chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi có thưởng; tham gia tổ đàm phán với công ty GS (Hàn Quốc) về dự án BT vành đai ngoài và các dự án bất động sản.
Ông cũng tham gia sáng lập một số công ty như: ShilverShore Hoàng Đạt, Công ty Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hồ Núi Cốc…
Mãi cho tới năm ngoái, khu công nghiệp Yên Bình mới được bổ sung vào quy hoạch khu công nghiệp cả nước. Sinh sau đẻ muộn, nhưng dường như từ đó đến nay, mọi việc đều diễn ra rất thuận lợi với chủ đầu tư.
Danh mục cổ đông còn có một thể nhân là bà Vũ Thị Thảo, một người đã có trên 16 năm làm việc trong ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán, trong đó trên 10 năm làm ở vị trí quản lý.
Bà Thảo nguyên là Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán E-Jung (Hàn Quốc), nguyên là Phó giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Hà Nội, đã đạt chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam (CPA) từ năm 2004.
Hợp đồng cho thuê đất ký với Samsung quả là một thành công ngoài mong đợi đối với Yên Bình Corp. Với một khởi đầu tốt như vậy, sẽ không khó khăn cho công ty này tiếp tục thu hút các dự án khác, đặc biệt là các dự án phụ trợ cho chính Samsung.
Mãi cho tới năm ngoái, khu công nghiệp Yên Bình mới được bổ sung vào quy hoạch khu công nghiệp cả nước. Sinh sau đẻ muộn, nhưng dường như từ đó đến nay, mọi việc đều diễn ra rất thuận lợi với chủ đầu tư. Gần đây nhất, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản chấp thuận việc mở kho hàng không tại đây nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
Dù thế nào đi nữa, "thương vụ" Samsung vẫn sẽ còn gây nhiều tò mò trong giới đầu tư, nếu nhìn từ phía Yên Bình Corp.
Article source: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130126/iphone-5s-so-huu-may-anh-13-cham.aspx
Post a Comment