Titan là phiên bản nâng cấp từ Jaguar (ra mắt năm 2009 và là siêu máy tính mạnh nhất thế giới ở thời điểm đó). Nhiệm vụ của Titan là phục vụ các nhà nghiên cứu từ các học viện, phòng thí nghiệm của chính phủ, và các ngành công nghiệp khác nhau để nghiên cứu những vấn đề như biến đổi khí hậu và các nhiên liệu thay thế.
Siêu máy tính Titan. Nguồn: Cnet
Theo các nhà khoa học, dự báo về thời tiết có thể chính xác hơn rất nhiều với sự giúp đỡ của siêu máy tính Titan.
Hiện tại, có sáu lĩnh vực chủ yếu được nhắm tới để khai thác sức mạnh Titan phục vụ công tác nghiên cứu:
• Khoa học vật liệu: Chủ yếu để tìm kiếm vật liệu ở cấp độ nguyên tử, hiểu các thuộc tính của nó. Nó cũng liên quan đến việc tìm ra cách để xây dựng các vật liệu mới có các đặc tính vượt trội.
• Biến đổi khí hậu: Các nhà nghiên cứu muốn trả lời các câu hỏi về những gì đang xảy ra, làm thế nào để thay đổi và thích ứng với biến đổi khí hậu.
• Nhiên liệu sinh học: Điều này liên quan đến việc tìm kiếm các loại thực vật, chẳng hạn như biến một loại cỏ thành ethanol nhờ chất xúc tác enzym (chất xúc tác sinh học đặc biệt có thành phần cơ bản là protein).
• Năng lượng hạt nhân: Công nghệ này có thể được sử dụng để kích thích lượng nơtron trong phản ứng tổng hợp và phản ứng phân hạch. Nó cũng bao gồm những dạng năng lượng an toàn hơn và sạch hơn, cũng như nhiên liệu mới sẽ đốt cháy lâu hơn và sạch hơn.
• Chất đốt: Titan có thể cho phép mô phỏng các quá trình đốt cháy giúp các nhà nghiên cứu tối ưu hóa nhiên liệu, quy trình và thiết kế động cơ để có được nhiên liệu cháy sạch hơn.
• Vật lý thiên văn
Titan hiện được cho là mạnh hơn so với các siêu máy tính hàng đầu thế giới đến từ Nhật Bản và Trung Quốc hay Sequoia (Mỹ, do IBM phát triển) vừa dành lại vị trí siêu máy tính mạnh nhất từ Nhật Bản hồi tháng 6/2012.
Titan có 18.688 “nút”, với mỗi “nút” gồm CPU 16 nhân AMD Opteron và GPU Nvidia Tesla dựa trên kiến trúc đồ họa mới Kepler. Tổng bộ nhớ của Titan lớn hơn 700 TB.
Post a Comment