Cách
đây chỉ ba năm, Microsoft đã tung ra Windows 7, với nhiều người thì Windows 7
được coi là phiên bản lặp đi lặp lại tốt nhất cho đến nay. Các tính năng như Libraries,
Jump List, Aero Snap và Aero Glass đã trở nên phổ biến ngay lập tức. Và công
bằng mà nói thì đó là những tính năng mà Vista cần phải có được khi ra mắt lần
đầu tiên.
Tuy
nhiên, thời gian cuối cùng đã đến đối với Windows 8 để tiếp tục công việc của
người tiền nhiệm – một công việc khá khó khăn khi mà Microsoft đã cố gắng để
làm cho phiên bản mới nhất có khả năng tương thích với cả máy tính để bàn và máy
tính bảng.
Windows
8 mang đến một loạt các thay đổi cho tablet về kinh nghiệm sử dụng hệ điều hành
cũng như giao diện người dùng, với một hình Start Screen mới, ứng dụng Modern
UI (Windows Store) hiện đại, hỗ
trợ máy tính bảng, một cải tiến Windows Explorer (bây giờ gọi là File Explorer)
…
Với
sự "lột xác" hoàn toàn trên Windows 8 thì bất cứ kinh nghiệm nào người dùng đã có
được từ việc sử dụng Windows trong những năm qua thì rất nhiều các kinh nghiệm trong
đó đã trở thành "dư thừa" trong phiên bản này. Cùng với những thay đổi giao
diện người dùng, cải tiến tính năng, hệ điều hành đi kèm với một loạt các tính
năng mới. Bài viết sẽ tiến hành phân tích đánh giá chi tiết để người dùng có
một cái nhìn toàn diện nhất.
Start Screen
Tất cả các phiên bản trước của Windows được thiết kế để người dùng có thể ngay lập tức truy cập vào chế độ Desktop ngay sau khi đăng nhập Windows. Tuy nhiên với Windows 8 đã hoàn toàn thay đổi, như bất cứ khi nào người dùng đăng nhập vào tài khoản của mình, người dùng sẽ truy cập ngay vào màn hình mới gọi là Start Screen, màn hình này được thiết kế để sắp xếp tất cả các ứng dụng của người dùng theo các tiles đúng theo cách của Windows Phone. Tên tài khoản người dùng sẽ xuất hiện ở phía trên bên phải của màn hình, khi kích chuột vào tên truy cập người dùng sẽ thấy các tùy chọn liên quan đến tài khoản. Giống như Windows Phone, một số tiles là "động" và được cập nhật liên tục như tin tức, podcast, vv Kể từ khi Windows 8 hỗ trợ đầy đủ các thiết bị màn hình cảm ứng như ultrabook và tablet thì các khối (block) có khả năng tương tác tốt hơn thông qua màn hình cảm ứng hơn là chọn các biểu tượng nhỏ. Tuy nhiên điều mà nhiều người dùng phàn nàn là màn hình Start trông khá lộn xộn vì hầu như tất cả các ứng dụng mà người dùng cài đặt đều được đặt trên màn hình Start. Trong khi đó theo mặc định màn hình Start được thiet1 lập sẵn với rất nhiều ứng dụng khác nhau như Calendar, Mail, People, Messaging, Desktop, Maps, SkyDrive ….
Khi bấm vào nút miniscule (-) ở phía dưới bên phải, người dùng có thể dễ dàng phân loại các ứng dụng thành các nhóm. Để nhóm nhiều ứng dụng người dùng chỉ cần kích chuột phải vào phần ứng dụng và chọn tùy chọn Namge group ở phía dưới để tạo các nhóm mới và đặt tên nhóm theo nhu cầu sử dụng cũng như quản lí.
Một menu phía dưới sẽ hiển thị khi người dùng kích chuột phải vào bất cứ nơi
nào trên màn hình Start, trong đó có tuỳ chọn All apps, trong đó
cung cấp một danh sách của tất cả các cài đặt và ứng dụng hệ thống. Trong khi
với màn hình Start, người dùng có thể truy cập các tùy chọn Tiles bằng
cách nhấp vào tuỳ chọn Settings từ Charms Bar.
Charms Bar Charms Bar là một trong những tính năng hoàn toàn mới trên Windows 8 sop với các phiên bản Windows trước đây. Thông qua Charms Bar, người dùng có thể tiếp cận nhanh tới các tùy chọn thông dụng. Di chuyển con trỏ lên trên hoặc phía dưới bên phải của desktop hoặc sử dụng tổ hợp phím Win + C để kích hoạt Charms Bar ở bên phải của màn hình, trong đó bao gồm các tùy chọn như Search, Share, Start, Devices (quản lý các thiết bị như màn hình, máy in) và Settings (liên quan đến các ứng dụng đang hoạt động). Cùng với Charms Bar, một bảng thông tin cũng xuất hiện ở khu vực phía dưới bên trái của màn hình hiển thị để người dùng biết ngày, thời gian hiện tại, kết nối Wi-Fi và tình trạng pin.
Mỗi tùy chọn Charms Bar đều cung cấp các chức năng mở rộng. Ví dụ, nếu người dùng mở Charms Bar trong Windows Store, người dùng có thể tìm kiếm các ứng dụng, chia sẻ chúng với những người khác và xem các thiết lập của nó mà không cần mở bất kỳ hộp thoại nào khác. Có các tùy chọn liên quan đến mỗi ứng dụng có thể truy cập trực tiếp từ bên trong ứng dụng làm cho nó dễ dàng hơn cho người dùng để cấu hình theo sở thích của họ.
Start Search
Start Search giống như một đường vòng để nhanh chóng truy cập các tập tin hoặc các ứng dụng mà người dùng đang tìm kiếm. Người dùng có thể truy cập chức năng này từ Charms Bars hoặc chỉ cần gõ tên một ứng dụng, thiết lập hệ thống hay tên tập tin trên màn hình Start đều có thể chuyển tiếp đến trình đơn này. Kết quả tìm kiếm sẽ liệt kê một danh sách các ứng dụng có từ khoá liên quan ở bên trái, từ đó người dùng có thể chọn mục mà mình muốn. Nếu kích chuột phải vào một ứng dụng từ danh sách tìm kiếm, một tùy chọn liên quan đến ứng dụng sẽ xuất hiện phía dưới bao gồm Unpin from Start (gỡ bỏ khỏi màn hình Start), Pin to taskbar, Uninstall (gỡ bỏ), Open new window (Mở trong cửa sổ mới), Run as administrator và Open file location (truy cập vào thư mục gốc).
Bên cạnh màn hình Start hoàn toàn mới thì Microsoft vẫn giữ lại chế độ desktop quen thuộc (người dùng có thể truy cập bằng cách nhấp vào tile ứng dụng Desktop từ màn hình Start). Màn hình Desktop cũng giống như các phiên bản Windows truyền thống trước đây. Trong đó Microsoft đã loại bỏ hoàn toàn Start Menu và được thay thế bằng Start Screen hoàn toàn mới.
Nếu người dùng di chuyển con trỏ chuột xuống góc dưới cùng bên trái của màn hình, người dùng sẽ thấy một hình ảnh xem trước thu nhỏ của Start Screen khi nhấp vào đó, nó sẽ chuyển người dùng về Start Screen. Không giống như chế độ Desktop, chế độ Start Screen còn cung cấp một số tính năng ẩn. Ví dụ khi di chuyển chuột đến góc trên hoặc dưới bên phải của màn hình bạn sẽ thấy Charms Bar xuất hiện trong đó cho phép người dùng truy cập các thiết lập gồm Search, Share, Start, Devices và Settings.
Windows Store
Với việc phát hành Windows 8, Microsoft cũng chính thức cho ra mắt kho ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành này có tên gọi Windows Store. Trước đây, người dùng phải mua các ứng dụng trực tiếp từ các nhà phát triển và các nhà cung cấp bên thứ 3, nhưng bây giờ với sự ra đời của Windows Store trong Windows 8, người dùng có thể mua ứng dụng mà không cần phải truy cập vào các trang web của bên thứ ba. Giống như các kho ứng dụng cho các nền tảng khác như Mac App Store và Google Play Store, kho ứng dụng của Windows 8 sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ các nhà phát triển mà cả người sử dụng, điều này sẽ giúp các nhà phát triển tập trung tại một nơi để tiếp thị sản phẩm của mình, trong khi đó người sử dụng sẽ không cần phải lang thang để tìm kiếm trên internet các ứng dụng cần thiết. Hơn nữa, bằng cách sử dụng Windows Store để tải ứng dụng về máy, người dùng hoàn toàn yên tâm vì ứng dụng sẽ an toàn hơn, không chứa virus và các nội dung độc hại khác.
Giống như các kho ứng dụng khác, Windows Store cũng có cả các ứng dụng miễn phí và trả tiền cho người sử dụng. Giao diện chính của Windows Store sẽ phân loại các ứng dụng theo các nhóm ứng dụng riêng biệt như Sport, Music Video, Books …. Cũng như truy cập vào danh sách các ứng dụng hàng đầu và hay phiên bản mới. Người dùng có thể truy cập Windows Store trực tiếp thông qua Search Charms. Khi người dùng đang ở trên trang chính của Windows Store, chỉ cần nhập từ khoá liên quan và thanh tìm kiếm sẽ tự động xuất hiện ở phía bên phải màn hình. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím Win + Q để mở Search Charms cho việc tìm kiếm các ứng dụng cần thiết từ kho lưu trữ. Người dùng có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm bằng cách xem các mục liên quan đến một mức giá nhất định, thể loại của các ứng dụng và sắp xếp chúng theo các tiêu chí khác nhau.
Khi nhấn tổ hợp phím Win + I người dùng có thể truy cập Settings Charms, cho phép quản lý các phương thức thanh toán và các thông tin về máy tính, thiết lập Preferences, tùy chọn cập nhật ứng dụng và thay đổi quyền truy cập. File Explorer
Giao diện Ribbon đã được Microsoft trang bị cho bộ ứng dụng Office 2010 và giao diện của Windows 8 File Explorer cũng được lấy cảm hứng từ chính giao diện ribbon đó.Giao diện của Windows 8 File Explorer là kế thừa giao diện người dùng của Microsoft đã được trang bị cho bộ sản phẩm Office 2010 của hãng, giao diện mới này sẽ sử dụng các tab để người dùng dễ dàng quản lý các nhóm chức năng riêng biệt và rõ ràng giao diện của Windows 8 Explorer Ribbon là khá trực quan và năng động. Ngoài bốn thẻ tab mà người dùng sẽ luôn nhìn thấy khi kích hoạt File Explorer thì tuỳ vào từng chức năng riêng mà người dùng sẽ thấy xuất hiện thêm các tab riêng biệt khác.
Tab Home cung cấp cho người dùng các chức năng thông thường như Copy, Paste, Cut cùng với lựa chọn Select all và Select none.
Tương tự như vậy, nếu người dùng đang ở thư mục Computer (như trong hình dưới đây), tab Home sẽ cung cấp cho người dùng các tuỳ chọn hoàn toàn khác liên quan đến thư mục này. Ví dụ, người dùng có thể truy cập mạng máy tính của người dùng, mở tiện ích Uninstall or change a program, truy cập Control Panel …
Trong trường hợp bạn đang làm việc với một thư mục có chứa rất nhiều các tập tin hình ảnh, File Explorer sẽ kích hoạt tab Picture Tools trên ribbon. Trong đó cung cấp cho người dùng các công cụ đơn giản để xử lí hình ảnh như xoay ảnh, chạy slide show hoặc thiết lập hình ảnh làm ảnh nền. Tương tự như vậy, File Explorer sẽ hiển thị tab mới để người dùng có thể "nạp" file ISO để tạo một đĩa ảo và truy cập các tùy chọn liên quan đến file ISO.
Trong các phiên bản trước đây của Windows 8 thì chức năng Task Manager đã không nhận được nhiều "tình cảm" của người dùng. Nhưng với Windows 8, Microsoft có vẻ như đã có một sự thay đổi, điều đầu tiên mà người dùng nhận thấy là giao diện Task Manager mới được thiết kế khá gọn gàng, tạo một cái nhìn tổng quan về tất cả các ứng dụng đang hoạt động.
Task Manager
Người dùng có thể truy cập chức năng mở rộng của Task Manager thông qua liên kết More details ở góc dưới cùng bên trái. Trong đó cung cấp cho người dùng một cách chi tiết hơn về các hoạt động hiện tại của Windows với các thẻ tab riêng biệt gồm Processes, Performance, App History, Startup, Users, Details và Services. Thẻ Processes cung cấp các tính năng giống như các phiên bản trước của Windows, sự thay đổi duy nhất là cột Disk và Network. Trong khi thẻ Performance đã được làm mới hoàn toàn, nó cho thấy đồ thị đặc biệt miêu tả các hoạt động chi tiết của CPU, Memory, Disk, Bluetooth, Ethernet và Wi-Fi..
Tương tự như vậy, thẻ Startup giúp người dùng quản lý các ứng dụng chạy lúc khởi động WIndows. Thẻ Users vẫn không thay đổi, cho phép người dùng quản lý tất cả các tài khoản người dùng hoạt động, trong khi thẻ Details bao gồm tất cả các chi tiết liên quan đến quá trình hoạt động của PID, CPU, tên người dùng và bộ nhớ sử dụng. Khi kích chuột phải vào trình đơn ngữ cảnh của tab Details người dùng có thể truy cập tính năng Analyze wait chain ngay lập tức, một tính năng mà trước đây chỉ được truy cập từ Resource Monitor trong Windows 7.
App history là một chức năng hoàn toàn mới trên Windows 8, cho phép người dùng theo dõi lịch sử các ứng dụng đã sử dụng và người dùng có thể chuyển sang bất kỳ ứng dụng nào đã thực hiện trước đó nhanh chóng tại đây.
Hộp thoại Copy/Move
Hộp thoại sao chép/di chuyển các tập tin trong Windows 8 cũng đã được điều chỉnh lại, trong đó cung cấp cho người dùng nhiều chức năng hơn như có thể bấm nút Pause để tạm ngừng quá trình sao chép/di chuyển tập tin và khởi động lại khi cần thiết. Trường hợp các tập tin trùng nhau về tên thì hộp thoại sẽ xuất hiện trong đó cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết so sánh về hai tập tin đó, như trong hình dưới đây các file ảnh trùng nhau về tên và sẽ có thêm sự so sánh về độ phân giải, từ đó người dùng có thể chọn xoá bỏ hoặc chép đè tập tin lên tập tin ảnh trùng lặp trong cùng thư mục.
Khi bấm vào liên kết More Details người dùng có thể thấy tốc độ chuyển dữ liệu, biểu đồ thể hiện quá trình chuyển dữ liệu, tốc độ, thời gian, dung lượng …
Bất cứ khi nào người dùng sao chép hoặc di chuyển một tập tin hoặc nhiều tập
tin, nó cho phép người dùng tự xác định các tập tin mà người dùng muốn sao chép
hoặc di chuyển. Ngoài ra, người dùng có thể chọn tuỳ chọn Choose the file
to keep in destination folder để kích hoạt cửa sổ File Conflicts.
Đây là một tùy chọn mở rộng mà người dùng có thể dễ dàng lựa chọn các mục cần
chuyển đến thư mục đích. Hơn nữa, người dùng có thể nhấp vào tuỳ chọn Skip
number of files with the same date and size để tránh di chuyển các
tập tin đó đến thư mục đích. Cửa sổ này cho thấy cả hai thư mục máy chủ và thư
mục đích.
Normal
0
false
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
Switch List Switch List là sự thay thế của tính năng Alt + Tab trong các phiên bản trước của Windows. Bây giờ tính năng Alt + Tab chỉ hoạt động trong các ứng dụng desktop, cho phép người dùng chuyển đổi nhnah giữa các tập tin, thư mục và các cửa sổ khác nhay. Để chuyển đổi giữa các ứng dụng Windows Store, người dùng sẽ cần chức năng Switch List. Người dùng có thể truy cập vào chức năng này bằng cách di chuyển con trỏ chuột lên trên hoặc dưới góc trái màn hình hoặc chỉ đơn giản bằng cách sử dụng phím Win + Tab. Kết quả trả về sẽ là danh sách các ứng dụng đang hoạt động ở phía bên trái. Nó cũng cho người dùng thấy tình trạng hiện tại của các ứng dụng bằng cách hiển thị hình ảnh thu nhỏ của các hành động cuối cùng mà người dùng đã thực hiện. Người dùng có thể chuyển qua giữa các ứng dụng bằng cách giữ phím Windows và bấm các phím Tab, hoặc trực tiếp mở các ứng dụng bằng cách nhấp chuột vào hình thu nhỏ của ứng dụng.
Trong các phiên bản trước của Windows, người dùng sẽ mở Control Panel để tiến hành thay đổi các cài đặt phần cứng cho hệ thống, kết nối với các thiết bị ngoại vi và các thành phần hệ thống khác. Windows 8 vẫn sử dụng Control Panel nhưng cung cấp rất nhiều cài đặt mới và tất cả đã được chuyển đến một trình đơn thiết lập hệ thống mới được gọi là PC Settings.
Để truy cập trình đơn PC Settings, bạn kích hoạt Charms Bars, nhấp vào mục Settings và chọn PC Settings ở góc dưới bên phải. Trong hộp thoại mới sẽ cung cấp cho người dùng các thiết lập về cấu hình, được tổ chức thành các loại khác nhau. Như mục Personalize sẽ cung cấp các tuỳ chọn liên quan đến Lock Screen, Start Screen và Account Picture, cho phép người dùng thay đổi hình nền, chọn ứng dụng cho các thông báo trên màn hình khóa. Trong đó có một số thiết lập được áp dụng cho tablet trong khi những thiết lập khác là dành cho máy tính. Các thiết lập được thay đổi bởi một người dùng nhưng có thể được đồng bộ với tất cả các tài khoản khác sử dụng trên cùng một máy tính chạy Windows 8, tất nhiên để làm điều này người dùng cần phải truy cập bằng chính tài khoản Microsoft.
Mục Devices cung cấp các thiết lập đối với các thiết bị được kết nối, mục
Wireless để thay đổi chế độ Airplane và các thiết bị không dây, mục Ease of
Access bao gồm các tùy chọn ngược lại, mục HomeGroup cho phép người dùng thiết
lập quyền truy cập để chia sẻ nội dung với các thành viên khác trong Homegroup
với các mục như Documents, Music, Pictures, Videos, máy in và thiết bị.
PC Settings cung cấp một giao diện điều khiển hệ thống tập trung để người
dùng dễ dàng cá nhân hoá các tài khoản và thiết lập tất cả mọi thứ theo sở
thích của người dùng.
Không giống như các hệ điều hành trước đó, việc cài đặt tài khoản người dùng trên Windows 8 sẽ cho phép người dùng tùy chọn giữa một trong hai tài khoản địa phương hoặc sử dụng tài khoản Microsoft (Microsoft Account ). Với việc tạo tài khoản Microsoft, yêu cầu máy tính của người dùng phải có kết nối Internet, tài khoản này sẽ cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng cao cấp. Như cho phép người dùng đồng bộ hóa các thiết lập của người dùng, chẳng hạn như các phím tắt, cài đặt ứng dụng, lịch sử internet, mật khẩu … với tất cả các thi6t1 hỗ trợ chạy Windows 8. Ngay cả khi người dùng tạo một tài khoản ẩn trong quá trình thiết lập tài khoản ban đầu thì người dùng có thể dễ dàng chuyển sang tài khoản Microsoft sau khi cần thiết. Tài khoản người dùng được quản lý theo PC settings và có thể được truy cập thông qua thanh Charms. Phần Users sẽ cho phép thêm người dùng mới hoặc chuyển đổi các tài khoản cục bộ hiện có sang tài khoản Microsoft.
User Accounts và Sync Settings
Các cấu hình dưới mục Sync your settings chỉ thực hiện khi người dùng đã đăng nhập vào Windows thông qua tài khoản Microsoft. Nó bao gồm một số các thông số đồng bộ, cho phép người dùng chọn những gì để đồng bộ hóa với tài khoản của người dùng.
Cũng giống như nhiều tính năng khác được đóng gói trong Windows 8, Lock Screen là một trong những tiện ích tăng cường so với các phiên bản trước của Windows. Thông qua mục Personalize trong PC Settings người dùng sẽ tìm thấy tiện ích Lock Screen. Nó cho phép người dùng thiết lập một hình ảnh tùy chỉnh như là hình ảnh của màn hình khóa. Người dùng có thể chọn những hình ảnh chất lượng cao có sẵn theo mặc định, hoặc chọn một hình ảnh được lưu trữ trong máy tính.
Lock Screen
Khi di chuyển xuống phía dưới mục Lock Screen Apps. Tại đây, người dùng có thể chọn các ứng dụng khác nhau để chạy trong nền và hiển thị thông báo, hơn nữa người dùng có thể chọn các ứng dụng khác nhau để hiển thị tình trạng chi tiết ngay trên màn hình khóa. Ví dụ, nếu người dùng chọn ứng dụng thời tiết hiện tại, lịch của một địa điểm được lựa chọn hoặc các chi tiết về một sự kiện sắp tới sẽ được hiển thị trên màn hình khóa.
Các chi tiết ứng dụng sẽ được hiển thị ở góc dưới bên trái của màn hình ngay bên cạnh ngày tháng và thời gian. Ngoài ra còn các thông báo đơn giản cho các nội dung chưa đọc, chẳng hạn như email mới, tweets, tin nhắn … cũng sẽ được hiển thị trên màn hình khóa. Lock Screen mới được tối ưu hóa cho cả máy tính để bàn và máy tính bảng, và chắc chắn có rất nhiều tính năng so với các phiên bản trước của Windows.
Tùy chọn Refresh là một tính năng cung cấp nhiều chức năng hơn là tính năng sửa chữa Windows đơn thuần, trong đó tính năng này sẽ tiến hành kiểm tra Windows registry, các tập tin hệ thống và các thành phần hệ thống quan trọng khác để chẩn đoán bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Khi tìm được vấn đề chức năng này sẽ bắt đầu quá trình sửa chữa. Tính năng này không loại bỏ bất kỳ tập tin cá nhân và các ứng dụng Windows, hoặc thay đổi bất kỳ cài đặt hệ thống nào của người dùng, tuy nhiên bất kỳ ứng dụng nào mà người dùng tải về và cài đặt từ các nguồn bên ngoài (Internet, ổ đĩa quang ..) sẽ được tự động bị xóa. Để Refresh máy tính của người dùng, chỉ cần bấm nút Get Started phía dưới mục Refresh your PC without affecting your files. Sau đó bấm nút Next để bắt đầu làm mới máy tính của bạn, sau khi hoàn thành người dùng sẽ được đưa trở về màn hình Start Screen.
Refresh và Reset Your PC
Đây là một tính năng tuyệt vời nếu người dùng muốn khôi phục lại hệ thống lại mặc định như ban đầu. Với tính năng này, người dùng sẽ được yêu cầu nhập khoá bản quyền để kích hoạt Windows 8. Một tính năng khác đáng chú ý của tính năng Reset Your PC là nó cho phép người dùng xác định xem có muốn loại bỏ các tập tin từ toàn bộ ổ đĩa hoặc phân vùng hoạt động của đĩa nơi Windows được cài đặt hay không.
Tính năng Reset Your PC cũng sẽ được tìm thấy bên trong tuỳ chọn PC Settings. Tính năng này được thiết kế để xóa tất cả các tập tin cá nhân của người dùng, bao gồm video, hình ảnh, tài liệu, âm nhạc … cùng các ứng dụng của người dùng kể cả các ứng dụng tải từ Windows Store.
Với Storage Spac, người dùng sẽ không còn cần phải sử dụng các giải pháp quản lý các phương tiện lưu trữ đắt tiền để tổ chức dữ liệu trên nhiều đĩa bên ngoài. Nó cung cấp một không gian mở rộng ảo tự động xử lý tất cả các phương tiện lưu trữ vật lý. Ưu điểm chính của việc sử dụng phương pháp này trong việc quản lý không gian lưu trữ là kích thước lưu trữ không bị giới hạn bởi tổng kích thước của ổ đĩa vật lý của người dùng, thay vào đó người dùng có thể có một ổ đĩa duy nhất có dung lượng lớn cho phép lưu trữ và truy cập tất cả dữ liệu của người dùng từ một địa điểm duy nhất.
Storage Spac
Không giống như các phiên bản Windows trước đây, người dùng cần phải tự quản lý nhiều phương tiện lưu trữ khác nhau, Windows 8 giúp loại bỏ sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp quản lý lưu trữ đĩa đắt tiền bằng cách cung cấp chức năng Storage Spac. Đối với những người không quen thuộc, nó cung cấp một giải pháp cho quản lý nhiều thiết bị lưu trữ lớn kết nối với hệ thống.
Các ổ đĩa sẽ được thiết lập theo kiểu RAID với một tính năng phản chiếu dữ liệu cải tiến, cho phép người dùng có được bản sao lưu dữ liệu tự động được tạo ra từ các ổ đĩa khác nhau. Ổ đĩa ảo được xử lý bởi Windows 8 giống như bất kỳ ổ đĩa cứng nào trên máy tính của bạn. Windows SmartScreen SmartScreen là một trong những tính năng bảo mật của Windows 8 được tích hợp vào môi trường máy tính để bàn và Internet Explorer để giúp người dùng bảo vệ hệ thống từ các ứng dụng độc hại và các trang web lừa đảo. Cùng với việc tạo thêm một lớp bảo vệ cho Windows thì tính năng này cũng triển khai một hệ thống phát hiện virus theo thời gian thực để ngăn chặn. Để giữ cho người dùng an toàn khỏi virus và phần mềm độc hại cũng như các mối đe dọa khác, tính năng này sử dụng các bộ lọc để quét các tập tin cho kiểm tra các mối đe dọa được biết đến ngay sau khi người dùng bắt đầu tải về từ Internet.
Tính năng Storage Spaces nhằm giúp người sử dụng trong việc duy trì các phương tiện lưu trữ lớn. Một khía cạnh khác đáng chú ý của tính năng này là người dùng không cần phải gắn kết các ổ đĩa bất cứ khi nào người dùng muốn sử dụng chúng.
Tính năng đáng chú ý nhất của SmartScreen là kiểm tra các vấn đề tiềm năng vượt ra ngoài tầm với của tính năng nhận dạng virus trên Internet Explorer. Tương tự như vậy, khi người dùng cố gắng truy cập vào một trang web thì tính năng này sẽ kiểm tra các nguồn URL và các trang của website và thông báo cho người dùng về các nội dung có khả năng gây nguy hiểm.
Internet Explorer cung cấp một lựa chọn tốt để tự kiểm tra các trang web với các mã độc hại và lừa đảo. Về cơ bản nó sẽ gửi địa chỉ của trang web mà bạn đang truy cập cho Microsoft để kiểm tra và so sánh với danh sách của tất cả các trang web lừa đảo được biết đến. Khi phát hiện bất kỳ hoạt động độc hại nào, nó ngay lập tức chấm dứt phiên duyệt web của người dùng và cảnh báo cho người dùng thấy trang web có chứa các mối đe dọa và đã bị chặn.
Mặc dù, Windows 8 không cung cấp một tùy chọn để người dùng tự kiểm tra xem các ứng dụng tải về trước đó có phần mềm độc hại hay không nhưng người dùng cũng có các tùy chọn để đưa bất kỳ trang web nào vào khu vực kiểm soát của Smart Screen.
File History
Sao lưu và khôi phục lại dữ liệu như ban đầu không phải là điều dễ dàng, trừ khi người dùng đang sử dụng một bản sao lưu bên ngoài. Hiện cũng có rất nhiều công cụ sao lưu dữ liệu có sẵn trên mạng, cho phép người dùng ao lưu dữ liệu, đồng bộ hóa và khôi phục lại hoạt động một cách dễ dàng. Nhưng với tính năng File History trên Windows thì người dùng sẽ không cần đến các ứng dụng sao lưu dữ liệu sao lưu của bên thứ ba như trước. Nó đi kèm với một hệ thống giám sát dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng xác định các thay đổi được thực hiện để sao lưu các thư mục và sao chép những thay đổi mới nhất vào thư mục được chọn.
Với các tính năng như giữ lại phiên bản lưu các tập tin theo thời gian, tổng kích thước của bộ nhớ cache offline và số lượng bản sao của mỗi tập tin, File History trở nên khá dễ dàng để sử dụng cho người dùng thậm chí với những người mới làm quen. Tính năng Restore cũng khá dễ dàng và chỉ cần thực hiện với vài cú nhấp chuột đơn giản là có thể khôi phục lại các tập tin chính xác mà người dùng muốn.
Kể từ khi Microsoft đã quyết định phát hành cùng một phiên bản của hệ điều
hành cho cả máy tính cũng như máy tính bảng, người ta có thể tìm thấy một số
tùy chọn mà có vẻ không liên quan đến một thiết bị cụ thể. Một ví dụ quan trọng
của việc này là Airplane Mode và Metered Connections mà người dùng có thể tìm
thấy trong các thiết lập mạng.
Cũng giống như chế độ Airplane trên điện thoại thông minh, người dùng có thể
vô hiệu hóa tất cả các kết nối không dây của thiết bị cũng như tắt chế độ này
khi cần thiết. Để thực hiện, người dùng chỉ cần mở Charms Bar, chọn Settings,
và nhấp vào biểu tượng kết nối internet đang hoạt động truy cập các thiết lập mạng
liên quan. Ở phía trên, người dùng sẽ có thể nhìn thấy tuỳ chọn Airplane Mode v�
có thể tắt đi dễ dàng.
Nếu người dùng đang sử dụng kết nối internet với băng thông hạn chế, hoặc kết nối dữ liệu trên máy tính bảng thì chỉ nên giữ lại một kết nối đang được sử dụng. Theo mặc định, khi nhấp chuột vào một kết nối trong danh sách, người dùng sẽ thấy được các thiết lập kết nối được sử dụng từ lần cuối người dùng thiết lập để truy cập. Người dùng cũng có thể chọn bất kỳ kết nối mạng nào mà mình muốn như Metered Connection, ngăn chặn tự động tải về và cập nhật phần mềm cho thiết bị cũng như ứng dụng cho các thiết bị mới.
Tuỳ chọn Download Over Metered Connections có thể được bật và tắt từ tuỳ
chọn PC SettingsDevices.
Windows 7 không mở rộng Taskbar trên tất cả các màn hình hiển thị, nhưng phiên bản mới nhất của Windows đã làm được điều đó. Nếu người dùng kích hoạt hộp thoại Taskbar Properties sẽ thấy tuỳ chọn Multiple displays hiển thị trong thẻ Taskbar. Bằng cách kích vào tuỳ chọn Show taskbar on all displays, người dùng sẽ được cung cấp thêm ba thiết lập bổ sung. Trong đó All taskbars là tùy chọn hiển thị mặc định và ứng dụng được ghim trên tất cả các màn hình, tuỳ chọn Main taskbar and taskbar where window is open giữ các ứng dụng gắn trên màn hình chính và cho chạy các ứng dụng trên tất cả các taskbars. Cuối cùng là Taskbar where window is open sẽ chỉ hiển thị các ứng dụng đang chạy trên màn hình, nơi nó đang được hiển thị. Điều này khá tiện dụng để quản lý tách biệt nhiều trường hợp của một ứng dụng duy nhất, chẳng hạn như, Firefox, Google Chrome, …
Thiết lập đa màn hình trang bị cho người sử dụng với một máy trạm đa nhiệm tốt hơn, và có vẻ như Microsoft đã học được một điều hay từ các kinh nghiệm quá khứ. Những người có nhu cầu kết nối với nhiều hơn một màn hình máy tính sẽ có thể tận dụng lợi thế của tùy chọn Taskbar trên Windows 8.
Hyper-V Client cung cấp các kỹ thuật ảo để chạy nhiều hệ điều hành khách trên một máy tính chủ. Đối với những người người dùng đang có kế hoạch nâng cấp lên Windows Server 2012, người dùng sẽ tìm thấy tuỳ chọn Hyper-V Client được kích hoạt theo mặc định. Mặc dù tính năng này đã bị vô hiệu hóa trong các phiên bản Client của Windows 8 thì người dùng vẫn có thể sử dụng tính năng Turn Windows features on or off (có thể truy cập từ Control Panel-Uninstall hoặc thay đổi một cửa sổ chương trình) để kích hoạt Hyper-V client trên Windows 8.
Tích hợp Hyper-V Manager
Không giống như người tiền nhiệm, Windows 8 tích hợp tính năng ảo hoá và trình quản lí ảo áo được gọi là Hyper-V, cho phép người sử dụng tạo, cấu hình, quản lý và chạy các môi trường máy chủ ảo mà không cần phải sử dụng riêng phiên bản Server của Windows.
Sau khi kích hoạt tùy chọn Hyper-V, người dùng có thể truy cập cả Hyper-V Manager và Hyper-V Virtual Machine Connection từ màn hình Start.
Với các tùy chọn cấu hình và sử dụng các môi trường máy chủ ảo, Windows 8 làm cho nó trở nên dễ dàng hơn với người dùng để quản lý các máy ảo của họ mà không cần phải dựa vào các công cụ của bên thứ ba.
Nó không chỉ cung cấp một kỹ thuật ảo hóa phần cứng mạnh mẽ, mà còn cho phép người dùng quản lý nhiều máy ảo chạy trên các hệ điều hành khác nhau tại một thời điểm. Sau đó cho phép người dùng dễ dàng chuyển dữ liệu và di chuyển các chương trình quan trọng yêu cầu môi trường máy chủ ảo hóa.
Windows 8 Startup Menu (Boot Options) Windows 8 cung cấp hai cách đơn giản để truy cập trình đơn khởi động, người dùng có thể truy cập PC Settings hoặc nhấn F8 trong quá trình khởi động hệ thống để truy cập. Nếu người dùng đã thiết lập khởi động kép giữa Windows 8 với một phiên bản khác của Windows, người dùng sẽ phải bấm vào tuỳ chọn Change defaults or choose other options để truy cập Boot Options. Từ đó mà người dùng có thể lựa chọn hệ điều hành mặc định và khám phá các tùy chọn khác, trong đó phải kể đến hai tính năng là Reset và Refresh PC bên trong lựa chọn Troubleshoot để khắc phục các sự cố của hệ thống.
Windows Startup Menu (Boot Options) đã được hoàn toàn nâng cấp trên Windows 8, cung cấp cho người dùng hệ thống xử lý sự cố với các tùy chọn bổ sung để nhanh chóng chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề khởi động hệ thống. Màn hình chính cho phép người dùng nhập lựa chọn chức năng Troubleshoot trong đó cung cấp một loạt các tùy chọn để sửa chữa liên quan đến các vấn đề khởi động.
Ngoài Refresh và Reset, màn hình Troubleshoot còn cho phép người dùng chọn các tùy chọn nâng cao, nơi người dùng có thể truy cập các tính năng như System Restore, System Image Recovery, Automatic Repair, Command Prompt và Windows Startup Settings. Tùy chọn Automatic Repair sẽ giúp người dùng tự động xác định và chẩn đoán các vấn đề cơ bản, tương tự như vậy, tiện ích Command Line Interpreter có thể truy cập thông qua chức năng Command Prompt. Ngoài ra, người dùng cũng có sự tự do tinh chỉnh một số tùy chọn khởi động từ lựa chọn Startup Settings.
Kết luận
Có thể nói Microsoft đã tạo ra một hệ điều hành không chỉ mạnh mẽ mà còn có
tính đáp ứng khá tốt. Người dùng tablet chạy Windows 8 sẽ được cung cấp các
tính năng thân thiện khác nhau như các thông báo trên màn hình khoá, Live Tiles.
Ngoài ra, màn hình Start được hỗ trợ bởi các tính năng Switch List và Charms
Bar cho phép người dùng điều hướng dễ dàng và kiểm soát toàn bộ hệ điều hành, đó
là những bổ sung đáng khen ngợi.
Tuy nhiên, người dùng không chỉ đơn giản là đánh giá từng yếu tố riêng biệt
mà không quan tâm tác động của nó trên toàn bộ hệ điều hành. Bất cứ ai đã sử
dụng Windows trong một thời gian dài đều nhận thấy màn hình Start của Windows 8
hoạt động như một phần hoàn toàn riêng biệt của hệ thống và chỉ có vài lựa chọn
để tương tác với máy tính để bàn.
Một trong những phiền toái mà người dùng thấy trong khi sử dụng màn hình Start
là không có khả năng di chuyển các mục sang desktop hoặc thư mục hiện đang mở
bằng cách kéo và thả.
Hơn nữa, màn hình Start và giao diện người dùng mới hiện đại không chỉ l�
những tính năng mới trong hệ điều hành Windows 8 mà tiện ích được sửa lại như File
History, Storage Spaces và Task Manager là điều mà rất người dùng tự hỏi tại
sao bây giờ Microsoft mới trnag bị cho Windows 8, trong khi các tính năng này
đã bị bỏ qua trong các phiên bản Windows trước đây.
Nhìn chung, Microsoft chắc chắn đã gây ngạc nhiên cho thế giới với hệ điều
hành mới nhất của mình. Sự thay đổi rất lớn từ phong cách cổ điển của Windows
với giao diện người dùng mới đã đưa ra rất nhiều câu hỏi từ người dùng và các
nhà phê bình.
Một mặt, Windows 8 mới có thể sẽ không được nhiều người dùng máy tính để bàn
hiện tại quan tâm nhiều nhưng mặt khác đây là một cơ hội cho Microsoft dành
được một vị trí trong thị trường máy tính bảng và cùng một lúc vượt ra ngoài
thuật ngữ Desktop và Mobile khi cung cấp một t hệ điều hành có khả năng kết hợp
hai thế giới tách biệt.
Hoàng Thanh
Normal
0
false
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
Post a Comment